Văn Sở - Bán hàng đại lý: 0916.886.880(Zalo)
Đào Thùy KD1: 0358.106.925(Zalo)
Kiều Hoa KD3: 0963.193.201(Zalo)
Mỹ Linh KD5: 0355.630.036(Zalo)
Kim Dung KD2: 0988.017.625(Zalo)
Tiêu Phong KD4: 0983.194.810(Zalo)
Quân Kỹ thuật: 0388.141.969(Zalo)
Để cài đặt thành công và sử dụng phần mềm kế toán VinShopPro8 bạn cần cài đặt thành công những bước sau:
1. Cài đặt phần mềm kế toán VinShopPro8 từ bộ cài đặt bạn tải về hoặc bộ cài đặt trong đĩa CD
2. Chạy phần mềm, đăng ký sử dụng
3. Tạo CSDL ban đầu, Attach CSDL cũ nếu cài lại phần mềm
4. Cài đặt máy in.
Sau khi đã tải bộ cài đặt về và giải nén thành công, hoặc bộ cài đặt từ đĩa cài. Chạy file “Setup” để bắt đầu cài đặt. Trên các giao diện bạn bấm nút “Accept”, “Next”, “Close” là xong.
1. Chạy trương trình :
Chạy phần mềm từ biểu tượng trên màn hình. Nếu là lần chạy đầu tiên phần mềm yêu cầu bạn phải thiết lập cơ sở dữ liệu mới hoặc tham số kế nối máy chủ cơ sở dữ liệu.
2. Tạo mới, thiết đặt tham số kết nối CSDL :
Nếu bạn chạy phần mềm lần đầu tiên, máy tính sẽ hỏi thông số kết nối cơ sở dữ liệu, hoặc bạn vào menu “Hệ thống” => “Cấu hình kết nối”.
Cách 1: Nếu bạn muốn tạo CSDL mới, tại ô “Tên cơ sở dữ liệu” bạn đặt tên cho cơ sở dữ liệu của mình, ví dụ: VinShopPro8_VinShop, nếu bạn cài đặt có mật khẩu cho SQL Express thì bạn gõ User là “sa”, Password là “mật khẩu bạn đặt”, nếu bạn không đặt mật khẩu cho SQL Express thì bạn bấm tích vào “Kết nối tự động” rồi bấm nút “Khởi tạo dữ liệu mới” rồi làm theo các bước màn hình hiện ra:
Cách 2: Nếu phần mềm đã được sử dụng và vì lý do nào đó phải cài lại phần mềm, bạn chú ý rằng file cơ sở dữ liệu (CSDL) lần trước bạn lưu vẫn còn (là file được tạo ra ở bước trên), ta sẽ Attach (là thao tác nhận CSDL vào SQL Express để phần mềm bắt đầu sử dụng) CSDL mà không phải khởi tạo CSDL mới. Để làm việc này, bạn ra màn hình Desktop, bấm chuột phải lê biểu tượng phần mềm (máy bạn chạy Win7 trở lên) “Properties” .
1. Nguyên tắc khi bắt đầu sử dụng phần mềm, bạn phải thực hiện theo thứ tự sau:
Sau khi bạn chạy chương trình, tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập lần đầu tiên sẽ là: “Admin” và mật khẩu là “111111”.
2. Mở phần mềm, đăng nhập hệ thống:
Mở phần mềm từ biểu tượng ngòai màn hình nền, xuất hiện giao diện đăng nhập, bạn để nguyên tên đăng nhập lần đầu Admin và mật khẩu và bấm nút “Chấp nhận”. Đây là tên đăng nhập với phân quyền cao nhất, bạn có thể tạo ra các tên đăng nhập cho người dùng khác và phân nguyền cho người dùng đó.
Chú ý: Mặc định khi bạn cài phần mềm thì tên đăng nhập “Admin” có quyền là quản trị hệ thống. Đăng nhập với quyền này rồi thì bạn có quyền tạo tên đăng nhập cho người khác, phân quyền sử dụng … Khi tạo tên đăng nhập cho người dùng hãy chú ý mục ghi là “Là quản trị “ , nếu tích vào thì người này sẽ có quyền Quản trị hệ thống, được phép làm mọi việc trên phần mềm mà không phụ thuộc chức năng phân quỳên.
3. Sử dụng hệ thống danh mục:
(Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả hệ thống danh mục và các cửa sổ nhập liệu)
Chú ý về quy định phím tắt: khi trỏ chuột vào đối tượng nào trên cửa sổ sẽ hiện ra thông tin về phím tắt của đối tượng đó.
Quy định về quy trình: với ký hiệu à ta hiểu đó là một thao tác vào menu hoặc nhấn vào một nút trên cửa sổ chương trình, hoặc bước tiếp theo của quy trình. Những chữ được đánh trong cặp dấu “ “ là thể hiện menu hoặc nút nhấn.
- Quy trình thêm mới một dữ liệu bất kỳ: -> “Thêm mới” -> Nhập thông tin vào các ô nhập liệu -> “Chấp nhận”
- Quy trình sửa thông tin một dữ liệu: -> Chọn một dòng dữ liệu ở danh sách -> “Sửa đổi” -> Nhập, sửa thông tin vào các ô nhập liệu -> “Chấp nhận”
- Quy trình xóa một thông tin: -> Chọn một dòng dữ liệu ở danh sách -> “Xóa bỏ”. Chú ý là khi xóa một số dữ liệu danh mục, nếu danh mục đã được sử dụng ở các phần danh mục khác thì không thể xóa được.
- Quy trình tìm kiếm thông tin: Tại vùng tìm kiếm trên cửa sổ tìm kiếm -> Nhập thông tin vào ô điều kiện tìm kiếm -> “Chấp nhận”
- Quy định về cách mở hộp thoại tìm kiếm nhanh: Tại mỗi ô nhập liệu mà thông tin dạng danh mục, bạn đánh dấu “?” và “Enter” để mở cửa sổ tìm kiếm danh mục đó
4. Khai báo danh mục nhân viên :
Từ menu “Danh mục” -> “Nhân viên” -> xuất hiện giao diện tìm kiếm nhân viên. Danh mục này lưu trữ những lao động là nhân viên của cty, cửa hang. Khai báo nhân viên còn làm danh sách cho việc tạo bảng chấm công, nhân viên tham gia vào phiếu nhập, xuất. Tên nhân viên còn dung để báo cáo doanh thu theo nhân viên bán hàng, nhân viên chở hàng, nhân viên nhập hàng.
5. Lưu cấu hình giao diện:
Khi bạn thay đổi hình thức thể hiện của giao diện phần mềm, bạn có thể lưu lại để lần sau có thể mở lại. từ menu ''Hệ thống'' ->''Lưu cấu hình giao diện''
6. Phân quyền:
Từ menu ''Hệ thống'' -> ''Phân quyền'' . Tại ''Phân quyền truy cập dữ liệu'' -> chọn nhóm người dùng -> Đánh dấu vào quyền tương ứng mà nhóm này được làm việc.
Tại ''Phân quyền giao dịch'' ở đây là phân quyền cho từng nhân viên bán hàng bằng đầu đọc mã vạch: chọn người dùng-> chọn các quyền bán lẻ -> ''Lưu cấu hình bán lẻ''
7. khai thông tin công ty:
Từ menu “Hệ thống” -> “Thông tin Cty”. Thông tin bạn nhập liệu ở đây sẽ áp dụng cho toàn bộ hệ thống liêu quan đến thông tin về cty của bạn.
8. Đổi mật khẩu:
Từ menu “Hệ thống” à “Đổi mật khẩu” à nhập thông tin à “Chấp nhận”. Chú ý là chỉ đổi được mật khẩu của người dùng đang đăng nhập.
9. Sử dụng Hóa đơn nhập/xuất:
Menu “Kho hàng” -> “Hóa Đơn Nhập/Xuất” -> xuất hiện cửa sổ làm việc (cửa sổ tìm kiếm hóa đơn nhập/xuất).
Nút “Tìm kiếm” sẽ tìm ra kết quả các hóa đơn nhập/xuất theo điều kiện bạn nhập vào các ô ở bên trái, ví dụ: Tìm kiếm các hóa đơn nhập Từ ngày A đến ngày B
9.1. Quy trình thêm mới một hóa đơn:
-> ''Thêm mới'' -> giao diện -> Nhập thông tin cuống hóa đơn -> tiếp theo nhập thông tin cho vùng chi tiết hóa đơn.
Tại ô mã hàng, bạn có thể đánh vào mã hàng và enter để tiếp tục nhập số lượng, đơn giá … hoặc bạn cũng có thể đánh vào ô mã hàng một dấu hỏi “?” và enter để mở hộp thoại tìm kiếm hàng hóa:
9.2. Quy trình sửa đổi một hóa đơn:
Từ cửa sổ tìm kiếm hóa đơn nhập/xuất, bạn nhập điều kiện tìm kiếm từ ngày đến ngày -> bấm nút “Tìm kiếm”, danh sách kết quả hiện ra ở ngay bên dưới nút “Tìm kiếm” -> bạn bấm chuột vào một dòng (nó chính là 1 hóa đơn) -> bạn bấm nút sửa đổi -> xuất hiện giao diện như lúc bạn thêm mới và đã điền dữ liệu của hóa đơn cần sửa. Từ đây bạn có thể sửa, xóa bất kỳ thông tin nào bạn muốn rồi bấm nút “Lưu”.
9.3. Xóa một hóa đơn:
Từ cửa sổ tìm kiếm hóa đơn nhập/xuất, bạn nhập điều kiện tìm kiếm từ ngày đến ngày -> bấm nút “Tìm kiếm”, danh sách kết quả hiện ra ở ngay bên dưới nút “Tìm kiếm” -> bạn bấm chuột vào một dòng (nó chính là 1 hóa đơn) -> bạn bấm nút Xóa bỏ -> phần mềm hỏi bạn có quyết định xóa không? Xóa chọn Yes, bỏ qua chọn “No”
10. Sử dụng phiếu thu - chi :
10.1. Menu “Thu – Chi – Chấm công” -> “Phiếu Thu/Phiếu Chi”, hoặc “Thu nợ kách hàng/ Trả nợ nhà cung cấp” -> Xuất hiện cửa sổ là danh sách phiếu thu/chi -> từ cửa sổ này bạn có thể tìm kiếm phiếu thu/chi từ ngày A đến ngày B bằng cách chọnngày rồi bấm nút “Tìm kiếm”. Quy trình giống như làm phiếu nhập/xuất cho các việc thêm phiếu chi, sửa phiếu chi.
10.2. Để in một phiếu thu/chi thì chọn phiếu cần in trong danh sách bên dưới -> “In”.
10.3. Chú ý : Phiếu vừa làm xong gần nhất sẽ được sắp xếp lên đầu.
10.4. Đối với phiếu chi, “người nộp – nhận” có nghĩa là người nhận tiền
10.5. Đối với tiền thu, ''người nộp - nhận'' có nghĩa là người nộp tiền
10.6. Những khoản thu chi công nợ thì bạn chọn mục Thu nợ khách hàng /Trả nợ nhà cung cấp. Những khoản thu/chi ngoài công nợ, đó là các tiền phi phí, dịch vụ các loại thì bạn làm phiếu thu/chi thông thường.
10.7. Nếu nhân viên ứng lương, vào mục “Tạm ứng lương” -> tạo phiếu chi tạm ứng lương.
11. Xuất hàng mã vạch :
11.1. Menu ''Kho hàng'' -> ''Xuất hàng mã vạch'' -> cửa sổ xuất hàng mã vạch.
11.2. Đối với người đăng nhập là người quản trị hệ thống thì “Vùng số 1” có thể thay đổi thông tin được. Còn đối với nhân viên thu ngân thông thường thì sẽ không thay đổi được, vùng này sẽ bị ẩn đi.
11.3. Đối với bán hàng bằng mã vạch -> Đặt con trỏ chuột vào ô Mã vạch -> đưa hàng hóa vào soi mã vạch bằng đầu đọc mã vạch -> Nhập số tiền vào ô Thanh toán -> “Enter” hoặc “In” hoặc “F12”.
11.4. Trong danh sách hàng hóa đã soi mã vạch, bạn có thể chọn để xóa. Nếu bạn có quyền quản trị hệ thống bạn có thể sửa số lượng hoặc đơn giá trong trong danh sách mặt hàng đã chọn.
11.5. Nếu muốn thanh tóan cho một khách hàng khác trong khi khách hàng này đang thanh toán, bạn bấm nút “Mở cửa sổ mới”. Thanh tóan xong khách hàng mới này ta bấm lại cửa sổ của khách hàng ban đầu để tiếp tục thanh tóan.
11.6. Phần tìm hóa : Trên giao diện này, bạn chú ý có chức năng: Tìm kiếm hóa đơn F3 bạn bấm chuột vào để hiển thị cửa sổ tìm kiếm -> nhập điều kiện tìm kiếm -> bấm nút tìm kiếm. => bạn thấy danh sách hóa đơn thỏa mãn điều kiện tìm kiếm hiện ra, bạn bấm vào một hóa đơn cần xem. Nếu là có quyền quản trị hệ thống sẽ sửa được hóa đơn, còn không thì chỉ có thể xem lại mà thôi.
11.7. Khi đầu đọc mã vạch bạn mua về, bạn chỉ việc cắm vào cổng USB như cắm chuột hoặc phím là sử dụng được.
12. Công nợ/Báo cáo :
Đối với phần này, thao tác hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần nhập vào điều kiện và nhấn nút với chức năng tương ứng là xong. Các ô điều kiện mầu xanh bắt buộc nhập. Các ô điều kiện mầu trắng không bắt buộc nhập. Bạn nhập vào điều kiện nào thì kết quả sẽ lọc theo điều kiện đó. Không nhập điều kiện có nghĩa là dữ liệu sẽ không lọc theo điều kiện đó.
13.Quy trình khai báo Bộ sản phẩm hàng hóa (áp dụng cho bán hàng phụ tùng, các mặt hàng có nhiều đơn vị tính “ví dụ như Thùng/ gói”) thuận lợi cho việc quy đổi đơn vị tính.
Bạn vào menu “Danh mục” -> “Khai báo bộ” -> xuất hiện giao diện “Danh sách bộ sản phẩm hàng hóa”: Trên giao diện bạn thấy, trên danh sách hiện ra hoàn toàn là các bộ sản phẩm đã được định nghĩa. Chú ý rằng tên danh mục của tất cả các bộ này, và cả chi tiết trong bộ của nó cũng phải được khai báo trong danh mục hàng hóa.
-> Để khai báo một bộ sản phẩm, tôi lấy việc khai báo một bộ “Bộ phớt cần cạnh PC128UU/US-1-OFFSET-NOK” làm ví dụ.
-B1: Từ giao diện ''Danh Muc Bo San Pham Hang Hoa'' ta bấm vào nút ''Thêm mới'' -> xuất hiện giao diện ''Thông tin bộ sản phẩm''.
-B2: Từ giao diện trên, ta đánh dấu hỏi vào “Tên bộ SP” rồi Enter để tìm mở cửa sổ tìm kiếm tên bộ phớt.
-B3: Từ giao diện ở trên, bây giờ ta sẽ định nghĩa thành phần của bộ phớt này gồm những gì, ta gõ dấu “?” vào ô mã hàng, sau đó bấm Enter để mở giao diện tìm kiếm các chi tiết thành phần. Hãy đảm bảo rằng các chi tiết thành phần đã được khai báo trong danh mục hàng hóa -> sau khi tìm kiếm được thành phần đúng, ta nhập số lượng thành phần đó trong 1 bộ sản phẩm.
Sauk hi lần lượt điền đầy đủ thành phàn của bộ phớt này ta bấm nút “Lưu”.
--> Để sửa đổi một bộ sản phẩm: tôi lấy việc sửa đổi một bộ “Bộ phớt cần cạnh PC128UU/US-1-OFFSET-NOK” làm ví dụ. Từ danh sách “Bộ sản phẩm hàng hóa” -> nhập tên tìm kiếm vào ô tìm kiếm -> trong danh sách kết quả hiện ra tên của bộ phớt này -> bấm chọn tên bộ phớt này trong danh sách -> bấm nút “Sửa” -> xuất hiện giao diện chi tiết của bộ sản phẩm, từ đây ta có thể xóa một thành phần của bộ bằng cách bấm chọn thành phần đó rồi bấm nút “Delete” trên bàn phím. Và để số lượng của thành phần nào đó trong một bộ sản phẩm, ta chỉ việc sửa lại giá trị của ô số lượng trong danh sách đó. Sau khi đã xóa hoặc sửa đổi thông tin của thành phần ta bấm nút “lưu” để lưu lại.
-->Để xóa bỏ một định nghĩa bộ sản phẩm -> từ danh sách “Danh sách bộ sản phẩm hàng hóa” bạn bấm chọn một tên bộ sản phẩm mà bạn cần xóa ->bạn bấm nút “Xóa” trên giao diện này.
-->Copy thông tin định nghĩa về thành phần trong bộ từ một bộ sản phẩm khác: Trong trường hợp Bộ phớt được lấy làm ví dụ ở trên, giải sử ta có một bộ phớt khác có thành phần tương tự, nhưng khác ở chỗ là số lượng của một thành phần là 2 và thêm một thành phần nữa. Để định nghĩa bộ phớt khác này nhanh nhất, ta sẽ copy toàn bộ phần định nghĩa của bộ phớt ở trên để chuyển sang bộ phớt mới, bạn theo các bước sau:
14. Quy đổi đơn vị hàng hóa :
- Vào menu “Kho hàng” --> “Quy đổi bộ - lẻ” --> xuất hiện danh sách phiếu Quy đổi (nếu đã làm nhiều lần phiếu quy đổi thì tại đây bạn tìm ra được những phiếu đó. Giả sử 1 thùng mỳ tôm có khai báo quy cách bộ là gồm 30 gói lẻ. Đổi 1 bộ ra lẻ có nghĩa là ta làm 1 phiếu quy đổi 1 thùng mỳ tôm ra để bán lẻ, như vậy khi đã dỡ thùng ra thì tồn kho về đơn vị thùng là trừ đi 1, tồn kho của đơn vị tính là gói sẽ cộng lên 30
- Thêm mới phiếu quy đổi.
- Khi quy đổi thì bạn phải tự xác định giá vốn cho mặt hàng được quy đổi. Ví dụ: 1 thùng có giá vốn 9,000, thì đổi ra lẻ bạn phải tự tính toán để giá vốn mỗi gói là 3,000.
- Danh sách bên dưới là những mã hàng lẻ có ở trong bộ sản phẩm.
15. Chấm công, tính lương :
- Vào menu “Thu – Chi – Chấm công” --> chọn “Chấm công tháng” --> giao diện chấm công tháng hiện ra. Những nhân viên có thuộc tính chấm công và sử dụng sẽ được đem ra tính công. Nếu dữ liệu chấm công tháng đã được tạo thì bạn chọn tháng rồi bấm nút “Tải dữ liệu”, nếu chưa có dữ liệu chấm công của tháng đó hoặc muốn tạo lại bảng công thì “Tạo bảng chấm công”.
- Ở giao diện này, phần phía dưới là ghi chú các mã loại hình chấm công. Trên bảng chấm công bạn cứ bấm vào ngày nào cần chấm rồi chọn loại hình chấm công là được. Mặc định khi tạo bảng chấm công thì tất cả các ngày trong tháng được chọn sẵn là đi làm đủ công.
- Tính lương: Bảng chấm công này được chuyển sang làm tính tương. Bạn vào menu “Thu – Chi – Chấm công” --> chọn “Tính lương – In bảng lương”. Bạn chọn tháng cần tính lương (tháng đã có bảng chấm công) --> bấm “Tải dữ liệu”. Nếu chưa tính lương hoặc tính rồi nhưng bạn muốn tính lại thì bấm “Tính lương”.
- Bấm “In bảng lương” để tin bảng lương tòan bộ nhân viên.
- Bấm “In phiếu lương” để in bảng lương của 1 nhân viên.
• Kinh nghiệm thiết lập trang in mã vạch:
Khi in mã vạch: bạn phải chọn Page Setup để chọn đúng khổ giấy.
Trong phần Properties của máy in, bạn phải thiết lập khổ của trang tin phù hợp với tem. Cái này có thể tra trên mạng. Có các khổ giấy như sau:
• Mọi thắc mắc bạn có thể gọi điện trực tiếp 0916 886 880 – 0983 194 810 hoặc gửi email về địa chỉ : dinhvanso@gmail.com
1. Chạy chương trình từ biểu tượng ngoài màn hình Desktop bằng cách bấm đúp chuột / hoặc bấm chuột phải lên biểu tượng -> chọn Open
2. Đăng nhập chương trình: Khi mở phần mềm lên, cửa sổ đăng nhập hiện ra: bạn đánh tên đăng nhập là Admin, mật khẩu là: 111111 (sáu số 1)
3. Đổi mật khẩu đăng nhập: -> Menu Hệ thống -> Đổi mật khẩu -> nhập mật khẩu cũ -> nhập mật khẩu mới -> nhập lại mật khẩu mới -> bấm nút Chấp nhận
4. Khai báo thông tin công ty, thông tin sẽ in trên tiêu đề hóa đơn xuất, nhập: -> Hệ thống -> Thông tin công ty -> nhập thông số -> bấm nút chấp nhận để lưu lại.
5. Khai báo danh mục người dùng: -> danh mục -> người dùng -> bấm Thêm mới -> nhập thông tin -> Chấp nhận. Để sửa thông tin thì chọn trong danh sách 1 người dùng -> bấm nút sửa -> nhập thông tin vào các ô dữ liệu cho đúng -> bấm Chấp nhận.
6. Khai báo danh mục nhân viên: -> danh mục -> nhân viên -> thao tác tương tự khai báo danh mục người dùng
7. Khai báo hệ thống danh mục dùng chung, bao gồm:
8. Khai báo danh mục hàng hóa : -> Danh mục -> Hàng hóa
9. Khai báo danh mục đối tượng (khách hàng và nhà cung cấp): -> Danh mục -> đối tượng -> thêm mới -> nhập thông tin -> chọn mức giá được hưởng nếu là khách hàng. Nếu là nhà cung cấp thì mức giá đặt là 1. -> Chấp nhận: Trên danh sách hàng hóa có khai báo 3 mức giá là 1,2, 3. Nếu mức giá của đối tượng là 1 thì khi bạn bán hàng, giá 1 sẽ được điền vào đơn hàng.
10. Lập phiếu nhập/xuất hàng: -> Kho hàng -> hóa đơn nhập/xuất -> xuất hiện giao diện tìm kiếm hóa dơn nhập. Ở đây bạn có thể nhập điều kiện tìm kiếm để tìm những hóa đơn đã lập, khi tìm thấy bạn có thể sửa hoặc xóa hóa đơn.
2. Thanh toán hóa đơn: Bạn có thể thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ tiền trên hóa đơn này -> bấm Thanh toán -> Hộp thoại thanh toán hiện lên, nhập thông tin -> Lưu. Số tiền còn nợ trên hóa đơn là chỉ tính riêng hóa đơn này, không phải tổng công nợ của đối tượng.
3. Sửa, xóa hóa đơn : Trên giao diện tìm kiếm hóa đơn -> tìm đến hóa đơn cần sửa/xóa -> bấm nút sửa/xóa tương ứng.
11. Nhập tồn kho đầu kỳ: Nếu bạn kiểm kê kho hàng xong -> lập phiếu nhập -> thực hiện lập phiếu nhập với Đối tượng (nhà cung cấp) chính là công ty mình (nếu chưa có thì khai báo thêm), lại phiếu nhập là nhập hàng tồn đầu kỳ.
12. Nhập công nợ đầu kỳ cho nhà cung cấp/ khách hàng: -> Công nợ -> công nợ đầu kỳ khách hàng/nhà cung cấp: -> Thêm mới -> nhập số tiền -> chấp nhận.
13. Làm phiếu thu/chi: -> Thu chi -> Phiếu thu/chi -> hệ thống mở danh sách tìm kiếm phiếu thu /chi. Tại giao diện này bạn có thể nhập điều kiện tìm kiếm phiếu thu chi đã lập trước đó để sửa/xóa. Khi bạn chốt số dư đầu kỳ các tài khoản thì bạn lập phiếu thu/chi để số tiền trong tài khoản đúng bằng số chốt.
14. Xem báo cáo: Trên menu của chương trình có đủ các mục xem báo cáo, bạn cần xem báo cáo nào thì chọn rồi nhập điều kiện báo cáo: Từ ngày – đến ngày ; ….. rồi bấm nút trên giao diện, kết quả sẽ hiện ra trong danh sách. Từ danh sách này, nếu là báo cáo thu/chi, nhập/xuất thì bạn bấm đúp chuột vào một dòng sẽ mở phiếu tương ứng ra. Để in báo cáo bấm nút “In”.
Thông tin công ty
VP Hà Nội: Số 21 đường Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
(Cách bến xe Nước Ngầm 500m, cách bến xe Giáp Bát 800m)
VP TP.Vinh-Nghệ An: Số 10 ngõ 1 đường Trường Tiến, phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An
VP Đà Nẵng: Số 12 Ngõ 71 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, Hải Châu, TP.Đà Nẵng
VP TP.HCM: Số 118/8 Bàu Cát 2, Phường 12,Q. Tân Bình. TP.HCM
Văn Sở- Bán hàng Đại lý: 0916.886.880(Zalo, fb)
Đào Thùy KD1: 0358.106.925(Zalo)
Kiều Hoa KD2: 0988.017.625(Zalo)
Kim Dung KD3: 0963.193.201(Zalo)
Tiêu Phong KD4: 0983.194.810(Zalo,fb)
Mỹ Linh - KD5: 0355.630.036(Zalo)
Trọng Quân - Hỗ trợ kỹ thuật: 0388.141.969(Zalo)
Email: VinShop68@gmail.com - Website: VinShop68.com
TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG:
TK1 - Vietcombank - Đào Thị Kim Dung - 0301.000.327.818 – CN Hoàn Kiếm
TK2 - Agribank- Đinh Văn Sở - 3180.20523.1953 – CN Thanh Trì
TK3 - VIB- Đinh Văn Sở - 0417.0406.9999.999 – CN Hai Bà Trưng
TK Công Ty - Công Ty TNHH Truyền Thông EXIM Việt Nam - 3180.2010.1568.4 - Agribank CN Thanh Trì
Hotline : 0916.886.880
Hotline : 0983.194.810
Email : vinshop68@gmail.com
2017 All Copyright Reserved by KMD